Giỏ hàng

Tại sao Văn Thơ trong các bài đọc Digital SAT lại “gây sợ hãi”?

12/02/2024 bình luận

Văn học nói chung, đặc biệt là thơ nói riêng là một nội dung mới hoàn toàn, chỉ có ở bài đọc Digital SAT. Trước khi học với cô Thanh Bình, đa số các bạn học sinh của cô đều than đây là phần "khó nhằn" nhất, các bạn sẽ để lại cuối bài và thường chọn đại đáp án vì không hiểu nội dung tác phẩm (trừ một số bạn học sinh trường quốc tế đã được học văn học Anh). Nó khó bởi 2 lý do.

1. Cách diễn đạt khó hiểu

Không giống các văn bản thuộc khoa học tự nhiên hay xã hội, văn học nói chung và thơ nói riêng không được thể hiện một cách "straight forward" mà thường sử dụng các biện pháp tu từ buộc độc giả phải "nghiền ngẫm" khá lâu để có thể hiểu ra và hiểu đúng được ý nghĩa của nó.  Đôi khi, người đọc phải nắm rõ về hoàn cảnh ra đời cũng như bối cảnh lịch sử của tác phẩm thì mới hiểu được hàm ý sâu xa mà tác giả muốn truyền tải qua câu chữ của mình. Thực sự, để hiểu được một tác phẩm tiếng mẹ đẻ mà các bạn được học trong các giờ văn học trên lớp đã không hề dễ dàng, và việc nắm bắt được 1 tác phẩm văn học nước ngoài bằng tiếng nước ngoài, lại trong hoàn cảnh 1 bài thi SAT, tức là các bạn không có cơ hội để biết được các bối cảnh xoay quanh tác phẩm thì lại càng là một thách thức quá lớn với các sĩ tử SAT.

Trong khóa học của cô Thanh Bình, nội dung này sẽ được học ở buổi Reading cuối cùng và các bạn sẽ biết các biện pháp tu từ nào thường được sử dụng trong văn thơ cũng như phân tích các ví dụ giúp các bạn phân biệt được nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn mà tác giả muốn truyền tải cho người đọc.

2. Từ cổ

Từ cổ xuất hiện trong cả văn xuôi và thơ nhưng trong các câu hỏi bài đọc Digital SAT, các bạn sẽ gặp nhiều trong các bài thơ cổ. Thơ cổ, vốn đã khó hiểu vì cách diễn đạt lạ, cộng thêm từ cổ là các từ mà hiện nay không còn được sử dụng nữa, hoặc được sử dụng với nghĩa khác càng làm cho người đọc "hoang mang" khi đứng trước các bài thơ cổ. 

Dưới đây là bảng một số từ viết tắt và từ cổ thường gặp trong các câu hỏi Digital SAT Reading.

Some common archaic words in Literature – Poetry

No.

Archaic word

Definition

1

afeard 

frightened

2

befoul

To make filthy; dirty; soil.
To cast aspersions upon; speak badly of.
To cast aspersions on; slander.

3

behold 

To see/observe

4

behoof

Advantage or benefit.

5

cautel

Caution; prudence; wariness.
Deceit.

6

damsel 

a young, unmarried woman

7

dost

do (Second-person singular simple present form of do)

8

doth

does (A third-person singular simple present indicative form of do)

9

dropt

dropped (Simple past tense and past participle of drop)

10

fair 

beautiful

11

fruit

offspring

12

hark

To listen to; hear.

13

hath

has (Third-person singular simple present indicative form of have)

14

in sooth 

actually

15

naught

Nonexistence; nothingness.
Nothing.

16

prithe

Short for "I pray thee", i.e. Please.
Used to express a polite request = please

17

quoth

said (Simple past tense of quethe.; said)

18

shouldst

should (Second-person singular simple past form of shall)

19

slay 

to eradicate or ger rid of; to kill violently

20

stoppeth

stop ( third-person singular simple present indicative form of stop)

21

thee

you (Used as the direct object of a verb)

22

thither

To or toward that place; there.
To that place.
To that point, end, or result.

23

thine

yours

24

thou

you (Personal pronoun in the second person singular)

25

thy

your

26

thyself

yourself (as the object of a verb or preposition or as an intensifier)

27

unhand

to release from the hand or hands or one's grasp; let go of.

28

watchest

watch (Second-person singular simple present form of watch)

29

wherefore

because of which

30

yea 

yes

Cô Thanh Bình hy vọng bài viết này có thể phần nào giúp các em "tháo gỡ" bớt khó khăn khi làm các câu hỏi văn thơ trong Digital SAT và đây sẽ không còn là phần thi “gây sợ hãi” với các em nữa nhé.

Chúc các em ôn thi hiệu quả và đạt điểm SAT thật cao nhé!!!

Nhóm facebook hỗ trợ học tập: Giúp bạn học toán SAT, GRE, GMAT

https://www.facebook.com/groups/1890770221040935/

Bình luận

ĐĂNG KÝ BẢN TIN CỦA CHÚNG TÔI